Ý nghĩa của cây hoa giấy? Cách trồng, chăm sóc hoa giấy ra hoa nhiều quanh năm

2021-10-19 08:48:50
Ý nghĩa của cây hoa giấy? Cách trồng, chăm sóc hoa giấy ra hoa nhiều quanh năm

Cây hoa giấy là cây gì?

Cây hoa giấy thuộc chi Hoa giấy hay chi Bông giấy (danh pháp khoa học: Bougainvillea) là một chi trong thực vật có hoa bản địa khu vực Nam Mỹ, từ Brasil về phía tây tới Peru và về phía nam tới miền nam Argentina (tỉnh Chubut). Cây hoa giấy là các dạng cây cảnh phổ biến tại phần lớn các khu vực có khí hậu nóng ấm, bao gồm Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Zimbabwe, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Úc, khu vực ven Địa Trung Hải, Caribe, México, Pakistan, Panama, Nam Phi, miền nam Hoa Kỳ và Hawaii.

Ý nghĩa của cây hoa giấy? Cách trồng, chăm sóc hoa giấy ra hoa nhiều quanh năm

Cây hoa giấy là một giống cây cho hoa rất đẹp, được rất nhiều người yêu thích cũng như có nhiều ý nghĩa tích cực về mặt phong thủy. Hãy cùng META tìm hiểu thêm về cây hoa giấy và ý nghĩa, tác dụng của loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!

Cây hoa giấy là cây gì?

Cây hoa giấy thuộc chi Hoa giấy hay chi Bông giấy (danh pháp khoa học: Bougainvillea) là một chi trong thực vật có hoa bản địa khu vực Nam Mỹ, từ Brasil về phía tây tới Peru và về phía nam tới miền nam Argentina (tỉnh Chubut). Cây hoa giấy là các dạng cây cảnh phổ biến tại phần lớn các khu vực có khí hậu nóng ấm, bao gồm Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Zimbabwe, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Úc, khu vực ven Địa Trung Hải, Caribe, México, Pakistan, Panama, Nam Phi, miền nam Hoa Kỳ và Hawaii.

Cây hoa giấy là loài cây quen thuộc với người Việt Nam

Một số loài hoa giấy được công nhận là loài hoa chính thức của các đảo như Grenada, Guam, các huyện Liên Giang và Bình Đông ở Đài Loan; Ipoh, Malaysia và của các thành phố như Tagbilaran, Philippines, Camarillo, California, Laguna Niguel, California và San Clemente, California.

Đặc điểm, phân loại cây hoa giấy

Cây hoa giấy là loại cây dây leo dạng gỗ, cây bụi hay cây thân gỗ có gai. Các loài dây leo thường mọc cao từ 1 - 12m, bò trên các loài cây khác bằng các gai có móc. Cây hoa giấy thích hợp với vùng khí hậu nóng ẩm, có nhiều ánh sáng và lượng mưa dồi dào quanh năm, loại cây này cũng rất dễ rụng lá nếu sống trong môi trường có mùa khô.

Lá cây hoa giấy thường mọc so le, lá đơn hình trứng nhọn mũi, dài 4 - 13cm và rộng từ 2 - 6cm. Khi nở, mỗi cụm 3 hoa của cây thường được bao quanh bằng 3 hay 6 lá, cánh hoa mỏng và giống như giấy nên được gọi là hoa giấy. Hoa có nhiều màu khác nhau như màu hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng hay vàng... và có quả là dạng quả bế hẹp, 5 thùy. Cây hoa giấy tương đối ít bị sâu bệnh nhưng có thể bị tổn thương từ các loài giun và rệp. Ấu trùng của một số loài cánh vẩy cũng có thể làm hại đến cây hoa giấy, chẳng hạn như loài bướm đêm báo khổng lồ.

Cây bông giấy có từ 4 - 18 loài khác nhau, trong đó tại Việt Nam, phổ biến nhất là các giống như:

  • Giống hoa giấy Thái: Hoa giấy thái là loại hoa giấy phổ biến và rất thông dụng, nên bạn có thể gặp ở rất nhiều nơi. Cây thường được trồng làm hàng rào, trồng công trình, bonsai…
  • Giống hoa giấy Mỹ: Cây hoa giấy Mỹ có lá nhỏ, cuống ngắn, lá xếp sát nhau hơn, hoa nở thành chùm nhỏ hơn so với các giống hoa giấy khác. Nhưng cành bông giấy Mỹ thì thường to và khỏe hơn những loại hoa giấy khác chính vì thế nên hay được người ta sử dụng để làm cây bonsai uốn thế. Cây hoa giấy Mỹ ra hoa màu hồng đậm và hoa lâu rụng, mùa mưa cây cũng không bị rụng lá như bông giấy Thái.
  • Giống hoa giấy cẩm thạch: Cây hoa giấy cẩm thạch dễ nhận biết bằng mắt thường nhờ việc lá cây có viền vàng kem rất lạ mắt. Hoa giấy cẩm thạch thường chỉ có hoa màu hồng sậm hay đỏ, lá ít màu xanh nên khả năng quang hợp kém hơn, do đó khi ghép lên cây khác thì khả năng sống cao và dễ chăm sóc hơn. Cây bông giấy cẩm thạch khó chăm sóc hơn những dòng khác nên cần lưu ý khi trồng, đặc biệt với cây ghép cần phải được cắt tỉa hợp lý.
  • Giống hoa giấy ghép màu: Cây hoa giấy ghép màu còn gọi là hoa giấy tam sắc, hoa giấy ngũ sắc. Đây là giống cây lai tạo, được ghép từ nhiều cây hoa giấy màu khác nhau lên cùng một  gốc để tạo thành cây bông giấy nhiều màu giúp nó trông lung linh, nổi bật hơn. 
  • Giống Mỹ lai cẩm thạch: Cây hoa giấy cẩm thạch nếu trồng riêng lẻ thì rất khó chăm sóc, nên người ta thường chọn gốc của cây khỏe để ghép vào. Giống hoa giấy Mỹ là giống cây rất khỏe, sinh trưởng mạnh và dễ thích nghi với nhiều kiểu khí hậu nên người ta hay dùng ghép với giống cẩm thạch để cây hoa vừa đẹp, khỏe và dễ chăm sóc. Bên cạnh đó, cây hoa giấy Mỹ với hoa giấy cẩm thạch có cùng màu hoa là tím hồng, nên khi ghép cây ra hoa sẽ không bị lem màu hay pha màu trên cánh hoa.

Ngoài ra, còn khá nhiều loại cây hoa giấy khác như: Cây hoa giấy vạn hoa lầu, cây hoa giấy mini, cây hoa giấy lá nhỏ... 

Ý nghĩa và tác dụng của cây hoa giấy trong phong thủy, đời sống

Cây hoa giấy là loài cây có vẻ ngoài tươi tắn nhưng cũng rất mộc mạc. Đây là loài cây có nhiều ý nghĩa cả trong phong thủy cũng như đời sống:

  • Hoa giấy có nhiều màu sắc rực rỡ nhưng thân cây lại xù xì, gai góc, cánh hoa mỏng manh, không quá lộng lẫy nên nó thường tượng trưng cho một tình yêu mộc mạc, đơn sơ.
  • Thân cây hoa giấy nhiều gai, thuộc dạng thân gỗ leo nhưng rất cứng chắc, trái ngược với vẻ đẹp mong manh của những bông hoa, vậy nên người ta còn hay nói hoa giấy là tượng trưng cho sự bảo vệ cái đẹp.
  • Những cánh hoa giấy luôn đan khít vào nhau như anh em ruột thịt khăng khít với nhau để cùng bảo vệ gia đình, nơi mà bố mẹ làm nhụy, chính vì thế hoa giấy còn thể hiện cho tình cảm gia đình sâu sắc, gắn bó.
  • Có một số quan niệm phong thủy còn cho rằng cây hoa giấy có thể xua đuổi tà ma, mang đến cho căn nhà bạn không gian bình yên, sự sum vầy, hạnh phúc, sự bao bọc chở che, giúp cho gia chủ luôn may mắn, hạnh phúc, phát tài, phát lộc. Cây hoa giấy cũng được cho là rất hợp với người tuổi Thìn, ngoài ra, tùy vào màu sắc cây khác nhau thì hoa giấy sẽ hợp với những mệnh khác nhau.

Hoa giấy có rất nhiều tác dụng thiết thực trong đời sống, mà tác dụng lớn nhất phải kể đến là làm cây cảnh trang trí sân vườn, nhà cửa. Những ngôi nhà có giàn hoa giấy đẹp, nở rực rỡ luôn thu hút rất nhiều sự chú ý của người qua đường, thậm chí có nhiều người còn phải dừng xe lưu lại một bức ảnh đẹp trước những giàn hoa giấy rực rỡ sắc màu. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thường thích chơi bonsai hoa giấy được uốn thành những thế cây độc đáo.

Bên cạnh công dụng trang trí, lá hoa giấy còn được nghiên cứu là có chứa một số chất kháng viêm được cho là có thể hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Theo bài thuốc từ hoa giấy của Ấn Độ, lá hoa giấy có tác dụng trị tiêu chảy và để làm giảm độ axit trong dạ dày. Tại Panama, hoa giấy hay được sử dụng để điều trị huyết áp thấp, chữa ho và đau họng, viêm gan.

Cây hoa giấy là cây gì?

Cây hoa giấy thuộc chi Hoa giấy hay chi Bông giấy (danh pháp khoa học: Bougainvillea) là một chi trong thực vật có hoa bản địa khu vực Nam Mỹ, từ Brasil về phía tây tới Peru và về phía nam tới miền nam Argentina (tỉnh Chubut). Cây hoa giấy là các dạng cây cảnh phổ biến tại phần lớn các khu vực có khí hậu nóng ấm, bao gồm Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Zimbabwe, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Úc, khu vực ven Địa Trung Hải, Caribe, México, Pakistan, Panama, Nam Phi, miền nam Hoa Kỳ và Hawaii.

Ý nghĩa của cây hoa giấy? Cách trồng, chăm sóc hoa giấy ra hoa nhiều quanh năm

Cây hoa giấy là một giống cây cho hoa rất đẹp, được rất nhiều người yêu thích cũng như có nhiều ý nghĩa tích cực về mặt phong thủy. Hãy cùng META tìm hiểu thêm về cây hoa giấy và ý nghĩa, tác dụng của loài cây này qua bài viết dưới đây nhé!

Cây hoa giấy là cây gì?

Cây hoa giấy thuộc chi Hoa giấy hay chi Bông giấy (danh pháp khoa học: Bougainvillea) là một chi trong thực vật có hoa bản địa khu vực Nam Mỹ, từ Brasil về phía tây tới Peru và về phía nam tới miền nam Argentina (tỉnh Chubut). Cây hoa giấy là các dạng cây cảnh phổ biến tại phần lớn các khu vực có khí hậu nóng ấm, bao gồm Indonesia, Ấn Độ, Đài Loan, Zimbabwe, Việt Nam, Malaysia, Philippines, Úc, khu vực ven Địa Trung Hải, Caribe, México, Pakistan, Panama, Nam Phi, miền nam Hoa Kỳ và Hawaii.

Cây hoa giấy là loài cây quen thuộc với người Việt Nam

Một số loài hoa giấy được công nhận là loài hoa chính thức của các đảo như Grenada, Guam, các huyện Liên Giang và Bình Đông ở Đài Loan; Ipoh, Malaysia và của các thành phố như Tagbilaran, Philippines, Camarillo, California, Laguna Niguel, California và San Clemente, California.

Đặc điểm, phân loại cây hoa giấy

Cây hoa giấy là loại cây dây leo dạng gỗ, cây bụi hay cây thân gỗ có gai. Các loài dây leo thường mọc cao từ 1 - 12m, bò trên các loài cây khác bằng các gai có móc. Cây hoa giấy thích hợp với vùng khí hậu nóng ẩm, có nhiều ánh sáng và lượng mưa dồi dào quanh năm, loại cây này cũng rất dễ rụng lá nếu sống trong môi trường có mùa khô.

Lá cây hoa giấy thường mọc so le, lá đơn hình trứng nhọn mũi, dài 4 - 13cm và rộng từ 2 - 6cm. Khi nở, mỗi cụm 3 hoa của cây thường được bao quanh bằng 3 hay 6 lá, cánh hoa mỏng và giống như giấy nên được gọi là hoa giấy. Hoa có nhiều màu khác nhau như màu hồng, tím, tía, đỏ, cam, trắng hay vàng... và có quả là dạng quả bế hẹp, 5 thùy. Cây hoa giấy tương đối ít bị sâu bệnh nhưng có thể bị tổn thương từ các loài giun và rệp. Ấu trùng của một số loài cánh vẩy cũng có thể làm hại đến cây hoa giấy, chẳng hạn như loài bướm đêm báo khổng lồ.

Cây bông giấy có từ 4 - 18 loài khác nhau, trong đó tại Việt Nam, phổ biến nhất là các giống như:

  • Giống hoa giấy Thái: Hoa giấy thái là loại hoa giấy phổ biến và rất thông dụng, nên bạn có thể gặp ở rất nhiều nơi. Cây thường được trồng làm hàng rào, trồng công trình, bonsai…
  • Giống hoa giấy Mỹ: Cây hoa giấy Mỹ có lá nhỏ, cuống ngắn, lá xếp sát nhau hơn, hoa nở thành chùm nhỏ hơn so với các giống hoa giấy khác. Nhưng cành bông giấy Mỹ thì thường to và khỏe hơn những loại hoa giấy khác chính vì thế nên hay được người ta sử dụng để làm cây bonsai uốn thế. Cây hoa giấy Mỹ ra hoa màu hồng đậm và hoa lâu rụng, mùa mưa cây cũng không bị rụng lá như bông giấy Thái.
  • Giống hoa giấy cẩm thạch: Cây hoa giấy cẩm thạch dễ nhận biết bằng mắt thường nhờ việc lá cây có viền vàng kem rất lạ mắt. Hoa giấy cẩm thạch thường chỉ có hoa màu hồng sậm hay đỏ, lá ít màu xanh nên khả năng quang hợp kém hơn, do đó khi ghép lên cây khác thì khả năng sống cao và dễ chăm sóc hơn. Cây bông giấy cẩm thạch khó chăm sóc hơn những dòng khác nên cần lưu ý khi trồng, đặc biệt với cây ghép cần phải được cắt tỉa hợp lý.
  • Giống hoa giấy ghép màu: Cây hoa giấy ghép màu còn gọi là hoa giấy tam sắc, hoa giấy ngũ sắc. Đây là giống cây lai tạo, được ghép từ nhiều cây hoa giấy màu khác nhau lên cùng một  gốc để tạo thành cây bông giấy nhiều màu giúp nó trông lung linh, nổi bật hơn. 
  • Giống Mỹ lai cẩm thạch: Cây hoa giấy cẩm thạch nếu trồng riêng lẻ thì rất khó chăm sóc, nên người ta thường chọn gốc của cây khỏe để ghép vào. Giống hoa giấy Mỹ là giống cây rất khỏe, sinh trưởng mạnh và dễ thích nghi với nhiều kiểu khí hậu nên người ta hay dùng ghép với giống cẩm thạch để cây hoa vừa đẹp, khỏe và dễ chăm sóc. Bên cạnh đó, cây hoa giấy Mỹ với hoa giấy cẩm thạch có cùng màu hoa là tím hồng, nên khi ghép cây ra hoa sẽ không bị lem màu hay pha màu trên cánh hoa.

Ngoài ra, còn khá nhiều loại cây hoa giấy khác như: Cây hoa giấy vạn hoa lầu, cây hoa giấy mini, cây hoa giấy lá nhỏ... 

Ý nghĩa và tác dụng của cây hoa giấy trong phong thủy, đời sống

Cây hoa giấy là loài cây có vẻ ngoài tươi tắn nhưng cũng rất mộc mạc. Đây là loài cây có nhiều ý nghĩa cả trong phong thủy cũng như đời sống:

  • Hoa giấy có nhiều màu sắc rực rỡ nhưng thân cây lại xù xì, gai góc, cánh hoa mỏng manh, không quá lộng lẫy nên nó thường tượng trưng cho một tình yêu mộc mạc, đơn sơ.
  • Thân cây hoa giấy nhiều gai, thuộc dạng thân gỗ leo nhưng rất cứng chắc, trái ngược với vẻ đẹp mong manh của những bông hoa, vậy nên người ta còn hay nói hoa giấy là tượng trưng cho sự bảo vệ cái đẹp.
  • Những cánh hoa giấy luôn đan khít vào nhau như anh em ruột thịt khăng khít với nhau để cùng bảo vệ gia đình, nơi mà bố mẹ làm nhụy, chính vì thế hoa giấy còn thể hiện cho tình cảm gia đình sâu sắc, gắn bó.
  • Có một số quan niệm phong thủy còn cho rằng cây hoa giấy có thể xua đuổi tà ma, mang đến cho căn nhà bạn không gian bình yên, sự sum vầy, hạnh phúc, sự bao bọc chở che, giúp cho gia chủ luôn may mắn, hạnh phúc, phát tài, phát lộc. Cây hoa giấy cũng được cho là rất hợp với người tuổi Thìn, ngoài ra, tùy vào màu sắc cây khác nhau thì hoa giấy sẽ hợp với những mệnh khác nhau.

Hoa giấy có rất nhiều tác dụng thiết thực trong đời sống, mà tác dụng lớn nhất phải kể đến là làm cây cảnh trang trí sân vườn, nhà cửa. Những ngôi nhà có giàn hoa giấy đẹp, nở rực rỡ luôn thu hút rất nhiều sự chú ý của người qua đường, thậm chí có nhiều người còn phải dừng xe lưu lại một bức ảnh đẹp trước những giàn hoa giấy rực rỡ sắc màu. Bên cạnh đó, nhiều người cũng thường thích chơi bonsai hoa giấy được uốn thành những thế cây độc đáo.

Bên cạnh công dụng trang trí, lá hoa giấy còn được nghiên cứu là có chứa một số chất kháng viêm được cho là có thể hỗ trợ trị bệnh tiểu đường, nhiễm khuẩn đường hô hấp. Theo bài thuốc từ hoa giấy của Ấn Độ, lá hoa giấy có tác dụng trị tiêu chảy và để làm giảm độ axit trong dạ dày. Tại Panama, hoa giấy hay được sử dụng để điều trị huyết áp thấp, chữa ho và đau họng, viêm gan.

Không có bình luận nào cho bài viết.

Viết bình luận: